101+ Mẫu thiết kế nội thất phòng khách liền bếp đang thịnh hành 2024 phù hợp với nhiều loại diện tích căn hộ khác nhau như chung cư, nhà ông, biệt thự,… Những ý tưởng độc đáo này sẽ giúp bạn biến hóa không gian sống của mình trở nên hoàn hảo hơn.
Mẫu thiết kế nội thất phòng khách liền bếp nhà ống
Đặc điểm của nhà ống là hẹp về bề ngang. Do đó, thiết kế phòng khách liền kề bếp là lựa chọn phù hợp. Song, không phải ai cũng biết cách phân chia sao cho vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại thuận tiện trong quá trình sử dụng. Cùng Doctor Nội Thất khám phá 1 số mẫu phòng khách liền kề bếp nhà ống đẹp dưới đây nhé!
Mẫu thiết kế nội thất phòng khách liền bếp chung cư
1 căn hộ chung cư thường không có diện tích quá lớn, cũng không có nhiều tầng. Do đó, khi thiết kế nội thất phòng khách liền bếp chung cư cần có sự cân đối về mặt không gian. Dưới đây là số mẫu thiết kế đẹp mà chúng tôi muốn gửi tới bạn.
Mẫu thiết kế nội thất phòng khách liền bếp nhà cấp 4
Thiết kế nội thất phòng khách liền bếp nhà cấp 4 cũng là kiểu thiết kế được ưa chuộng hiện nay. Nếu bạn cũng đang có ý định xây dựng 1 căn nhà như vậy thì đừng bỏ qua một số mẫu thiết kế nội thất nhà cấp 4 phòng khách liền kề bếp mà Doctor Nội Thất chia sẻ dưới đây.
Mẫu thiết kế nội thất phòng khách liền bếp biệt thự
Không gian phòng khách và bếp của biệt thự khá lớn. Do đó, việc thiết kế nội thất cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bài trí quá nhiều cũng có thể khiến không gian trở nên bí bách hay rối mắt. Hãy cùng tham khảo một số mẫu thiết kế nội thất phòng khách liền bếp biệt thự dưới đây để có được lựa chọn phù hợp cho mình nhé!
Xu hướng thiết kế nội thất phòng khách liền bếp hiện nay
Xu hướng thiết kế phòng khách liền kề bếp ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Thiết kế này không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn tạo ra không gian sống mở, tiện nghi, đảm bảo sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
Đặc điểm phòng khách liền bếp
Thiết kế phòng khách liền kề bếp là dạng thiết kế mở, hiện đại. Với kiểu thiết kế này, không gian phòng khách (khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình) sẽ liền kề với bếp. Sẽ không còn những bức tường hay vách ngăn như kiểu thiết kế truyền thống. Với thiết kế mở, không gian phòng khách và phòng bếp sẽ hòa quyện với nhau, tạo nên sự kết nối chặt chẽ.
Điểm đặc trưng nhất của thiết kế nội thất phòng khách liền kề bếp là sự mở rộng về mặt không gian, gia tăng sự tương tác giữa các thành viên. Thông qua việc loại bỏ những vách ngăn không cần thiết, không gian sinh hoạt sẽ được tận dụng tối đa, song vẫn đảm bảo 1 sự riêng tư nhất định.
Ưu và nhược điểm của phòng khách liền bếp
Thực tế, mỗi loại thiết kế đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Thiết kế nội thất phòng khách và bếp liền nhau cũng không ngoại lệ. Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua điểm được và không được của thiết kế này để có được lựa chọn phù hợp nhất nhé!
Ưu – Nhược điểm | Thiết kế nội thất phòng khách liền kề bếp |
Ưu điểm | Tối ưu hóa diện tích: Việc loại bỏ những bức tường tạo ra sự liền mạch giữa phòng bếp và phòng khách, không gian trở nên thông thoáng và rộng rãi hơn. |
Các không gian kết nội chặt chẽ, đồng bộ: Sự thống nhất trong thiết kế ( đường nét, màu sắc, chất liệu,…) phòng khách và phòng bếp sẽ tạo ra sự kết nối liền mạch giữa 2 không gian sinh hoạt chung này. | |
Thuận tiện, tiết kiệm thời gian di chuyển: Do không có những bức tường ngăn cách nên việc di chuyển qua lại giữa không gian bếp và phòng khách cũng trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn. | |
Tạo không gian sinh hoạt chung kết nối các thành viên: Thiết kế không gian mở này sẽ giúp các thành viên có nhiều khoảng không gian kết nối với nhau hơn. Căn nhà của bạn vì vậy sẽ trở nên ấm cúng, hạnh phúc vô cùng. | |
Tiết kiệm chi phí đầu tư: Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản không nhỏ từ việc loại bỏ chi phí xây dựng tường, vách ngăn lớn, cho tới việc sắm nội thất. | |
Đồng bộ ánh sáng cho không gian: Thiết kế liền mạch sẽ giúp ánh sáng tự nhiên có thể tràn vào phòng khách cho tới phòng bếp. Tạo không gian thân thiện với thiên nhiên, tiết kiệm chi phí chiếu sáng. | |
Nhược điểm | Mùi phòng bếp ảnh hưởng phòng khách: Do 2 không gian này được thông suốt với nhau, do đó, khi nấu, khói và mùi thức ăn từ nhà bếp sẽ ám vào phòng khách, khiến toàn bộ không gian trở nên ngột ngạt. |
Không thể cách âm giữa 2 không gian: Vì không được bố trí vách ngăn tách biệt giữa 2 không gian nên khi bạn nấu ăn ở bếp sẽ dễ dàng tạo ra tiếng ồn khó chịu tác động tới phòng khách. | |
Không có sự riêng tư: Thiết kế mở, nối liền phòng khách và bếp khiến việc trò chuyện không có được sự riêng tư. |
Có nên thiết kế nội thất phòng khách liền bếp không?
Thiết kế phòng khách liền kề bếp ưu điểm nhiều, nhược điểm cũng không ít. Chính vì vậy, bạn đang phân vân có nên xây phòng khách liền bếp không? Câu trả lời sẽ là có nhé!
Hiện nay, giá nhà đất tăng cao, do đó, ngày càng nhiều căn nhà chung cư diện tích nhỏ ra đời. Và lúc này, thiết kế phòng khách liền kề bếp sẽ giúp mở rộng không gian sống. Sự liền mạch sẽ giúp phòng khách và phòng bếp của bạn như được mở rộng hơn.
Chưa kể, với thiết kế này, bạn cũng sẽ giảm được đáng kể số tiền sắm nội thất cho từng không gian.
Thiết kế mở cũng giúp việc quan sát được tiện lợi hơn. Bạn hoàn toàn có thể vừa nấu ăn trong bếp, vừa trò chuyện với con ở phòng khách. Đây cũng là 1 cách để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau.
Cách phân chia không gian phòng bếp và phòng khách
Thực tế, nhiều người vẫn thích có sự riêng tư giữa không gian phòng khách và phòng bếp. Tuy nhiên, với những căn hộ diện tích nhỏ, nếu sự phân chia không gian này không khéo léo sẽ gây ra cảm giác bí bách, chật chội.
Dùng vách ngăn
Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn có thể phân chia không gian phòng khách và bếp với nhau. Trong đó, vách ngăn là giải pháp hoàn hảo đối với những ai muốn tạo nên sự riêng tư giữa 2 không gian mà vẫn có sự liên kết nhất định.
Theo đó, người ta thường sử dụng cách phân chia không gian này cho những căn hộ chung cư có diện tích từ 90m2 trở lên. Sự khéo léo của các kiến trúc sư sẽ giúp không gian sống của bạn có sự phân định rõ ràng mà không hề chất chội, khó chịu.
Dùng quầy bar
Vậy với những căn chung cư có diện tích nhỏ, 60-70m2 thì làm sao để ngăn cách không gian phòng khách và bếp? Trước hết, với những căn nhà có diện tích nhỏ như thế này thì nội thất cần phải đảm bảo đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng. Tuyệt đối không chọn những màu sắc quá nổi bật bởi chúng sẽ khiến không gian trở nên ngột ngạt, bí bách.
Thông thường, với những căn nhà nhỏ, các kiến trúc sư sẽ ưu tiên sử dụng bàn đảo bếp hoặc quầy bar mini để tạo sự riêng tư giữa 1 không gian.
Dùng bậc cao
Ngoài việc sử dụng vách ngăn hay quầy bar để phân chia không gian phòng khách và bếp, thì việc thay đổi độ cao cũng là 1 lựa chọn hay ho. Việc thiết kế phòng khách thấp hơn phòng bếp sẽ tạo ra sự ấm cúng, thoải mái trong quá trình sử dụng.
Cách thiết kế nội thất phòng khách liền bếp đẹp
Không gian phòng khách và bếp thiết kế liền kề sẽ giúp tiết kiệm tối đa diện tích. Do đó, ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để có được không gian sống tốt nhất bạn cần chú ý những điều sau khi thiết kế nội thất phòng khách liền bếp.
Chọn hướng bếp và phòng khách
Việc đầu tiên bạn cần quan tâm khi thiết kế nội thất phòng khách liền bếp chính là hướng. Hãy lựa chọn hướng hợp phong thủy để mang tới những điều may mắn cho gia đình. Dưới đây là một số nguyên tắc khi chọn hướng bếp và phòng khách bạn cần ghi nhớ để tạo ra không gian hài hòa.
- Chọn hướng Bắc hoặc Tây Bắc cho phòng bếp: Khi ăn bếp thường tỏa ra 1 nguồn năng lượng mạnh mẽ. Và năng lượng này thường được kết nối với hướng Bắc hoặc Tây Bắc.
- Chọn hướng Tây cho phòng khách: Nguồn năng lượng ấm cúng của hướng Tây sẽ mang đến sự thoải mái cho phòng khách của gia đình bạn.
- Tránh thiết kế hướng bếp đối diện nhà vệ sinh, xem xét các yếu tố nếu bếp ngược hướng nhà, bếp quay ra cửa chính.
Lựa chọn tone màu thiết kế
Thiết kế nội thất phòng khách và bếp liền kề nhau thì cần có sự đồng nhất hoặc bổ trợ nhau về màu sắc. Một khi màu sắc được kết hợp hài hòa, bạn sẽ thấy không gian sống trở nên đẹp mắt và tươi mới hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý chọn những màu sơn sáng để giúp không gian cảm thấy rộng rãi hơn. Màu sắc tươi sáng cũng giúp việc lựa chọn và bố trí nội thất trở nên dễ dàng hơn.
Hệ thống lọc khí và hút mùi
Phòng bếp đặt liền kề phòng khách, khi nấu rất dễ bám mùi thức ăn ra toàn bộ không gian. Do đó, để đảm bảo sự thoáng khí, bếp nên được đặt gần cửa sổ. Khi nấu, mùi thức ăn sẽ tỏa bớt ra không gian bên ngoài, tránh khiến không khí bị ngột ngạt.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên trang bị thêm hệ thống hút mùi và lọc không khí để hạn chế tối đa mùi thức ăn trong không gian. Nếu có thể bạn hãy trồng thêm 1 số cây nhanh, chúng sẽ giúp không gian sống trở nên tươi mới, thoáng đãng và trong lành hơn.
Thiết kế chiếu sáng
Ngoài những yếu tố nêu trên thì ánh sáng cũng là điều mà bạn cần lưu ý khi thiết kế không gian sống. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để tạo ra cảm giác thoải mái nhất khi bước vào nhà.
Đối với những căn hộ chung cư, diện tích nhỏ, mọi người hãy ưu tiên bài trí thêm cửa sổ hoặc hành lang ngoài. Với nhà phố, nhà ống thì một chiếc giếng trời sẽ giúp ánh sáng dễ dàng tràn ngập vào bên trong căn nhà. Tuy nhiên, đối với những khu vực thiếu sáng, gia chủ đừng quên bố trí thêm hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí.
Lựa chọn đồ nội thất
Thiết kế nội thất phòng khách và bếp liền kề cho những không gian có diện tích lớn thì không phải là vấn đề khó. Tuy nhiên, với những không gian có diện tích nhỏ dưới 25m2 thì bạn cần hết sức chú ý. Không nên chọn đồ nội thất có thiết kế cồng kềnh, kích thước lớn. Thay vào đó, hãy chọn những đồ đơn giản, thiết kế thông minh, tích hợp nhiều công năng, giúp tiết kiệm tối đa diện tích nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Kết bài: Doctor Nội Thất vừa chia sẻ với các bạn những điều thú vị về thiết kế nội thất phòng khách liền bếp. Hãy liên hệ ngay Doctor Nội Thất qua số hotline: 08.25550555 để được tư vấn kỹ hơn về các mẫu thiết kế mà bạn quan tâm nhé!