Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh hợp phong thủy chuẩn nhất

Đăng vào Tin tức 735 lượt xem
Nhà vệ sinh và bếp thiết kế tách biệt hoàn toàn với nhau. 

Diện tích nhà ở hiện nay ngày càng thu hẹp lại, đặc biệt tại các thành phố lớn. Để tiết kiệm không gian, nhiều gia đình đã lựa chọn bố trí bếp và nhà vệ sinh gần nhau. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, thiết kế này có thể khiến cuộc sống của gia đình bạn bị đảo lộn. Vậy đâu là cách bố trí bếp và nhà vệ sinh hợp phong thủy chuẩn nhất? Hãy cùng Doctor Nội Thất tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Đôi nét về phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Tại các thành phố lớn, nhà vệ sinh thường được thiết kế khép kín trong nhà.
Tại các thành phố lớn, nhà vệ sinh thường được thiết kế khép kín trong nhà.

Diện tích đất ở bị hạn chế, nên các công trình phụ hiện nay thường được thiết kế khép kín vào trong ngôi nhà. Đặc biệt, để thuận lợi cho sinh hoạt, nhiều người đã chọn thiết kế bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau. Vậy thiết kế này có thật sự phù hợp không? Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu rõ công năng của từng phòng để biết được sự khác nhau giữa phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh như thế nào?

Nhà bếp là nơi nấu ăn, tạo những món ngon nuôi dưỡng cả gia đình. Bếp cũng là nơi tạo ra lửa, đại diện cho mệnh hỏa, là nơi đem lại tài lộc cho gia chủ. Do đó, phong thủy nhà bếp là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhà bếp được bài trí phù hợp sẽ giúp tạo ra năng lượng tốt, nâng cao sức khỏe cũng như tài vận cho các thành viên trong gia đình. 

Bếp và nhà vệ sinh thiết kế cạnh nhau là điều tối kỵ.
Bếp và nhà vệ sinh thiết kế cạnh nhau là điều tối kỵ.

Trong khi đó, nhà vệ sinh là nơi vệ sinh cá nhân của mọi người, lại chứa nhiều nước. Do đó, đây là không gian đại diện cho mệnh thủy, nơi có âm khí cao nhất trong nhà. 

Theo phong thủy nhà ở Thủy và Hỏa khắc nhau. Thủy sẽ dập tắt hỏa, hay nói cách khác đây là 2 mệnh khắc nhau rất mạnh. Do đó, vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau là điều tối kỵ, gia chủ cần tìm biện pháp hóa giải để tránh gặp những điều không may trong cuộc sống. 

Hướng bếp và nhà vệ sinh hợp phong thủy

Bếp và nhà vệ sinh là 2 khu vực sinh hoạt chung, tạo ra những nguồn năng lượng tác động trực tiếp tới sức khỏe cũng như công danh của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, có những hướng bếp và nhà vệ sinh tốt và có những hướng bếp và nhà vệ sinh không tốt. 

Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh cần hợp phong thủy.
Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh cần hợp phong thủy.

Doctor Nội Thất sẽ cùng bạn phân tích 1 số hướng bếp và nhà vệ sinh để lựa chọn hướng phù hợp nhất nhé!

Hướng bếp Tây Nam Đây là hướng bếp không hề tốt. Theo phong thủy nhà ở, đây là hướng của tử vi (sao xấu). Đặt bếp hướng này gia chủ sẽ gặp những điều không may trong công việc, cuộc sống.
Bắc  Mang mệnh Thủy, tượng trưng cho sự yên tĩnh. Đặt bếp ở hướng Bắc sẽ tạo ra những nguồn năng lượng xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm trạng của các thành viên sống trong nhà. 
Đông Nam  Đây là hướng tốt, tượng trưng cho sự phát triển bền vững. Đặt bếp hướng Đông Nam sẽ giúp gia đình đón nhận những điều may mắn, liên tục phát triển. 
Tây Bắc Mang tính Thổ, hướng Bắc đại diện cho sự may mắn và bình an. Đặt bếp ở hướng này gia đình sẽ hạn chế được những điều không may trong cuộc sống. 
Hướng nhà vệ sinh Nam & Tây Nam Đông Nam và Tây Nam là phương vị Thổ. Nhà vệ sinh là Thủy. Thổ khắc Thủy, vì vậy khi đặt nhà vệ sinh theo 2 hướng này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tài lộc cũng như sức khỏe gia chủ.
Tây Bắc & Đông Nam Theo phong thủy nhà ở, đây là 2 hướng tốt để đặt nhà vệ sinh. Theo đó, 2 hướng này sẽ lấn át được hung tướng, giúp gia chủ tránh được những điều xui xẻo trong cuộc sống. 

Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh chuẩn phong thủy

Bố trí bếp và nhà vệ sinh như thế nào để phù hợp mà lại không phạm phải các lỗi phong thủy? Chắc chắn đây là điều không ít gia chủ quan tâm. Dưới đây là 1 số cách bố trí bếp và nhà vệ sinh hợp phong thủy, hãy tham khảo nhé!

Thiết kế nhà vệ sinh lệch bếp

Nhà vệ sinh với bếp đặt lệch nhau.
Nhà vệ sinh với bếp đặt lệch nhau.

Đây là kiểu thiết kế khá phổ biến ở nước ta. Cách bố trí này vừa tiết kiệm chi phí, vừa tối ưu diện tích khu vực nấu, lại dễ thi công và quan trọng hơn là phù hợp với phong thủy bếp với nhà vệ sinh. 

Thiết kế nhà vệ sinh tách biệt với bếp

Nhà vệ sinh và bếp thiết kế tách biệt hoàn toàn với nhau. 
Nhà vệ sinh và bếp thiết kế tách biệt hoàn toàn với nhau.

Thiết kế này sẽ giúp tránh được các lỗi phong thủy không mong muốn. Song, cách bài trí này chỉ phù hợp với những nhà có diện tích lớn. Với những ngôi nhà không gian nhỏ thì thiết kế này lại không phù hợp. 

Thiết kế vách ngăn giữa bếp và nhà vệ sinh

Trang bị vách ngăn tách biệt không gian bếp với nhà vệ sinh.
Trang bị vách ngăn tách biệt không gian bếp với nhà vệ sinh.

Với những căn nhà có diện tích bé, không thể tách riêng nhà vệ sinh và bếp thì gia chủ có thể trang bị thêm vách ngăn giữa 2 khu vực này. Vách ngăn không chỉ hóa giải những xung đột trong phong thủy nhà ở mà còn tạo ra sự riêng tư khi sử dụng nhà vệ sinh. 

Những điều cần tránh khi thiết kế bếp và nhà vệ sinh

Cách bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh nếu phạm phải 1 trong 4 lỗi phong thủy dưới đây sẽ khiến gia đình tán gia bại sản.

Tránh cửa bếp đối diện cửa nhà vệ sinh 

Trong phong thủy, bếp đại diện cho mệnh Hỏa, nhà vệ sinh đại diện cho mệnh Thủy. Hỏa với Thủy khắc nhau, sẽ tạo ra những xung đột trong gia đình. 

Không nên bố trí cửa bếp đối diện cửa nhà vệ sinh.
Không nên bố trí cửa bếp đối diện cửa nhà vệ sinh.

Chưa kể, bếp là nơi tạo ra những món ăn, nuôi dưỡng các thành viên. Nhà vệ sinh chứa nhiều uế khí. Cửa nhà vệ sinh và cửa bếp đối diện nhau sẽ khiến uế khí dễ xâm nhập vào bếp. Từ đó, gây ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn. Ngoài ra, người phương Đông cũng quan niệm, bếp là nơi chứa 3 vị thần Táo Quân. Bố trí bếp đối diện nhà vệ sinh sẽ tạo ra sự bất kính.

Tránh bếp và nhà vệ sinh đối diện cửa chính

Nhà vệ sinh không nên thiết kế đối diện với cửa chính.  Bởi khí xấu của nhà vệ sinh sẽ ngăn cản năng lượng tốt vào nhà, khiến tiền bạc bị hư hao. 

Ngoài ra, theo phong thủy, bếp là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ, tay hòm chìa khóa. Khi bếp thiết kế thẳng ra cửa chính sẽ khiến cho tiền bạc đội nón ra đi.

Bếp và nhà vệ sinh đối diện cửa chính cũng không nên.
Bếp và nhà vệ sinh đối diện cửa chính cũng không nên.

Tránh bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà

Trung tâm ngôi nhà là nơi hội tụ những nguồn năng lượng tốt nhất. Trong khi đó, nhà vệ sinh lại chứa nhiều khí độc. Nếu đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà sẽ khiến năng lượng tốt bị mài mòn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tài vận của các thành viên. 

Tránh bếp và nhà vệ sinh cao hơn phòng khách

Nhà vệ sinh đặt cao hơn nhà bếp sẽ khiến khí xấu của nhà vệ sinh “ngự trị” lên trên, ảnh hưởng đến dương khí của phòng khách. Phòng bếp đại diện cho nữ nhi, phòng khách đại diện cho nam nhi. Phòng bếp cao hơn phòng khách sẽ dẫn đến sự bất hòa, gia đình dễ đổ vỡ. 

Nguyên tắc khi thiết kế bếp và nhà vệ sinh

Khoảng cách giữa bếp và nhà vệ sinh không nên quá hẹp.
Khoảng cách giữa bếp và nhà vệ sinh không nên quá hẹp.

Khi thiết kế, xây dựng bếp và nhà vệ sinh gia chủ cần quan tâm tới những nguyên tắc sau để tránh phạm phải các lỗi phong thủy, gây ra những tác động xấu tới tài vận gia đình. 

  • Nếu bếp và nhà vệ sinh đặt cạnh nhau thì đừng quên bố trí thêm 1 cánh cửa ở giữa để phân chia rõ ràng không gian 2 khu vực này. 
  • Đối với nhà tắm, bắt buộc phải thiết kế bồn rửa tay ở bên trong.
  • Khoảng cách giữa bếp và nhà vệ sinh cần đủ rộng để không gặp khó khăn khi di chuyển. 
  • Đường ống thiết kế trong tường không được chạm vào nhau. Và cho dù thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần đảm bảo giữa chúng có 1 khoảng cách an toàn. 
  • Khi thiết kế cống thoát nước bạn cần chú ý làm sao để  nước có thể dễ dàng lưu thông, tránh tắc nghẽn. 
  • Ngoài ra, thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh cần có thông gió tự nhiên cũng như thông gió nhân tạo.

Cách hóa giải phong thủy bếp và nhà vệ sinh xấu

Nếu cách đặt bếp và nhà vệ sinh của gia đình bạn không may phạm phải 1 trong các lỗi phong thủy nêu trên, hãy thử thực hiện 1 trong 3 cách sau để hóa giải. 

Chuyển bếp và nhà vệ sinh tách biệt nhau

Xây dựng nhà vệ sinh nằm bên ngoài không gian sinh hoạt chính.
Xây dựng nhà vệ sinh nằm bên ngoài không gian sinh hoạt chính.

Nếu nhà bạn có diện tích lớn thì có thể thiết kế bếp nằm bên trong ngôi nhà cùng với các không gian chính còn lại như phòng khách, phòng ngủ,… Còn không gian nhà vệ sinh, hãy xây tách biệt nó ở phía ngoài sân. 

Tạo vách ngăn

Trường hợp bếp và nhà vệ sinh của gia đình bạn được đặt đối diện nhau và không thể di dời được thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy thiết kế thêm 1 vách ngăn để không gian bếp và nhà vệ sinh được tách biệt với nhau. 

Ngoài ra, bạn cũng nên tạo ra lối đi riêng cho nhà bếp và nhà vệ sinh. Sự riêng tư này sẽ giúp phong thủy của 2 không gian trở nên tốt hơn. 

Tạo vách ngăn giữa bếp và nhà vệ sinh.
Tạo vách ngăn giữa bếp và nhà vệ sinh.

Dùng sỏi trắng hoặc đá thạch anh

Nếu bếp của gia đình bạn đặt dưới nhà vệ sinh, hãy rải những viên sỏi trắng lên nền nhà vệ sinh. Hoặc bạn cũng có thể lát nền nhà vệ sinh bằng đá thạch anh. Điều này sẽ giúp ngăn cản âm khí từ nhà vệ sinh tới phòng bếp. 

Tạm kết: Doctor Nội Thất hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về phong thủy bếp và nhà vệ sinh. Nếu bạn còn thắc mắc gì về thiết kế nhà ở hợp phong thủy, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất. 

Chuyên Gia Nội Thất

Chuyên Gia Nội Thất

Doctor Nội Thất tự hào được đồng hành cùng bạn, mang lại sự hài lòng tới khách hàng chính là thành công lớn của chúng tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *